Xông hơi là phương pháp trị cảm mà rất nhiều người đang dùng hiện nay. Thế nhưng xông hơi giải cảm có an toàn hay không? Làm thế nào để xông hơi giải cảm tại nhà đúng cách, để mang đến những tác dụng tốt nhất? Cùng Thế Giới Xông Hơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xông hơi giải cảm có an toàn không?
Một số triệu chứng mà bạn thường gặp nhiều nhất khi cảm cúm đó là ngạt mũi, đau họng, tắc mũi hay đau cơ. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc cảm cúm thông thường thì người ta còn tìm đến xông hơi như một liệu pháp để giúp trị các cơn đau cảm cúm, bởi tính an toàn và hiệu quả mà chúng mang đến.

Với xông hơi, người ta sẽ dùng nước nóng và các tinh dầu để trị cảm. Hơi nóng khi xông hơi sẽ phả lên các bộ phận trong đó có niêm mạc mũi giúp giãn nở cơ mũi, để việc thông mũi trở nên nhanh chóng hơn.
Không những thế, nhiệt của hơi nước sẽ làm bay chất nhầy bên trong mũi giúp lưu thông hệ hô hấp. Ngoài ra, thì xông hơi còn giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, để khí huyết lưu thông, cơ thể cũng từ đó được khỏe mạnh hơn.
Các loại lá xông hơi giải cảm
Sử dụng các loại lá xông hơi sẽ giúp hạn chế tối đa việc dùng thuốc trị cảm cúm. Tránh trường hợp gây hại cho dạ dày, hay gan. Các loại lá xông hơi chứa nhiều tinh dầu, có đặc tính lành nên sẽ giúp cho việc trị cảm được hiệu quả hơn.
- Khi bị cảm cúm (ho, nhức đầu, nghẹt mũi,..) thì nên dùng cúc tần, lá sả, lá chanh, hay lá tre để xông.
- Khi bị cảm cúm mùa đông thì nên dùng gừng, tía tô, lá quế hay kinh giới để xông.
- Khi bị cảm cúm mùa hè thì lá tre, lá sen, hoắc hương,hương nhu, lá hoặc hoa đậu ván sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Tùy từng loại cảm cúm cụ thể mà bạn nên dùng những loại lá thích hợp:
- Lá sả: giúp sát khuẩn, tiêu đờm, khử uế, tốt cho hệ tiêu hóa,trị đầy hơi, và nôn mửa.
- Bạc hà: có tính sát khuẩn cao, chống viêm.
- Lá bưởi: giúp giải cảm, và trị tiêu thực hiệu quả.
- Hương nhu: hành khí, thanh nhiệt, chữa cảm mạo, chỉ thống trường, nhức đầu, sổ mũi, ra mồ hôi.
- Ngải cứu: trị sổ mũi và điều hòa khí huyết.
- Tía tô: giúp trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
Cách xông hơi giải cảm tại nhà
Cách xông hơi truyền thống
Chuẩn bị
- Từ 3-5 loại lá trị cảm cúm: khoảng 1 nắm lá.
- Nồi sạch: 1 cái.
- Nước sạch: 2 lít.
- Khăn sạch: 1 cái.
- Chăn mỏng: 1 cái.
Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch lá xông hơi rồi ngâm vào nước muối pha loãng. Bắt nồi nước khoảng 1.5 lit để sôi và cho lá vào. Dùng lá chuối phủ ở trên để tránh làm thoát tinh dầu ra ngoài, đậy nắp và đun sôi thêm 5 phút nữa.
Bước 2: Đun nồi lá thêm khoảng 5-10 phút nữa. Tắt bếp để nguội từ 60 – 70 độ.
Bước 3: Chọn nơi thông thoáng, không có gió lùa để tiến hành xông hơi. Cởi bớt quần áo trên người và ngồi xông từ 10-15 phút/lần.
- Xông toàn thân: đặt nồi xông dưới ghế thủng hoặc dưới giường. Ngồi lên trên, lấy chăn trùm kín người rồi mở nồi nước để xông hơi.
- Xông mặt: trùm kín người bằng chăn, mở nồi nước từ từ ra để tiến hành xông hơi.

Bước 4: Lau sạch người bằng khăn khô. Ngồi nghỉ ngơi nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút.
Dùng thiết bị xông hơi hiện đại
Những thiết bị hiện đại sẽ giúp công việc xông hơi giải cảm của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Song, bắt buộc bạn phải sắm cho mình một phòng xông hơi trong nhà.
Sau khi rửa sạch lá xông hơi. Nếu là máy xông hơi ướt thì bạn chỉ bạn bỏ vào hộp hương liệu. Còn nếu là máy xông hơi khô thì bỏ lá lên đá sauna.

Ngồi trong phòng xông hơi từ 10-15 phút rồi đi ra ngoài. Nghỉ ngơi thư giãn nhẹ nhàng, sau 6 tiếng thì mới được tắm rửa.
Với các loại máy xông hơi hiện đại, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn công sức, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu, cũng không cần chờ nấu lá. Đặc biệt là có thể xông hơi trị cảm với nhiều tư thế tự do, không bị gò bó.
Lưu ý khi xông hơi giải cảm
Tuy xông hơi tại nhà mang đến rất nhiều hiệu quả tốt nhưng không áp dụng với những đối tượng sau:
- Người đang ra nhiều mồ hôi, mất nhiều nước, đau đầu, chóng mặt,..
- Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người đang sốt siêu vi, cơ thể suy nhược nặng.
- Người già yếu và phụ nữ mới sinh xong.
- Người đang trong thời gian kinh nguyệt.
- Người bị tiêu chảy, hay sốt.
- Những người mới uống rượu bia.
- Người bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
- Những người có dấu hiệu của bệnh tâm thần.

Ngoài ra, xông hơi khi bị cảm cúm bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Sau khi xông hơi xong, không được tắm ngay lập tức.
- Chỉ nên xông hơi nếu bạn mới vừa bị cảm nhẹ.
- Cẩn thận khi xông để tránh bị bỏng.
- Không ngồi xông quá 20 phút, để tránh làm cơ thể mệt mỏi.
- Dùng khăn sạch lau khô người để tránh bị cảm.
Hiện nay, sử dụng những loại máy xông hơi đang là phương án nhiều gia đình tìm đến để giúp cho việc xông hơi trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được cả công sức và thời gian. Sau nhiều năm hoạt động, Thế Giới Xông Hơi đang là địa chỉ chuyên cung cấp máy xông hơi gia đình, phòng xông hơi uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Chúng tôi cam kết chỉ mang đến những sản phẩm chính hàng, có giá thành tốt nhất cho khách hàng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm
Xông hơi sẽ giúp bạn giải cảm hiệu quả, tuy nhiên trong quá trình xông hơi bạn cũng nên chú ý một số điều để tránh gây hại đến sức khỏe cho mình. Hy vọng qua bài viết của Thế Giới Xông Hơi, bạn đã biết thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trước khi tiến hành xông hơi giải cảm cho mình hay cho các thành viên trong gia đình.